zalo
hotline

Giám sát nhà phố Quận 9

Đơn vị tư vấn giám sát Fihouse được chủ nhà tin tưởng để tư vấn và giám nhà phố tại quận 9. Chúng tôi được liên hệ để tư vấn giám sát ngay từ đầu từ lúc công trình ép cọc thi công móng đến hoàn thiện công trình đưa vào sử dụng.

Sau đây là quy trình làm việc của TVGS Fihouse tại công trình nhà phố quận 9.

 

Chủ đầu tư: Ms.Hằng


Dự án: Nhà ở riêng lẻ


Địa chỉ: 124 đường D2, P. Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức.


Quy mô: Tầng trệt + Lầu 1+ Lầu 2+ Lầu 3 + Mái BTCT.


Diện tích XD: 536.1 m2

 

1. Giám sát ép cọc.

Hạng mục ép cọc rất khó đòi hỏi kĩ thuật cao, ép cọc đúng thiết kế thì kết cấu móng mới đạt chất lượng. Thi công phần móng là bước khởi đầu cho mọi công trình, kết cấu móng tốt tạo độ bền vững chắc cho công trình sau này. Vai trò của phần móng đối với bất cứ công trình nào là vô cùng quan trọng.

Rất nhiều công trình thi công móng không đạt chât lượng, gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu, ảnh hưởng không tốt phần hoàn thiện như gây lún, nứt tường, vẹo, nghiêng công trình...

Vì vậy đơn vị Fihouse giám sát rất chặt chẽ theo quy trình, sau đây là quy trình giám sát ép cọc.

  • Dọn dẹp, bố trí mặt bằng để chứa cọc, tải, dàn máy ép cọc.
  • Định vị cọc theo bản vẽ thiết kế
  • Kiểm tra giấy tờ kiểm định máy ép cọc, kiểm định đồng hồ tải
  • Kiểm tra xuất sứ cọc, chất lượng cọc
  • Tiến hành ép cọc : kiểm tra độ thẳng đứng cọc, tải ép so với thiết kế
  • Kiểm tra mối hàn cọc
  • Tổng kết số m cọc trước khi thanh toán.

Giám sát ép cọc

2. Giám sát phần bê tông, cốt thép

  • Cấu kiện chịu lực chính của công trinh là hệ khung, dầm, sàn bê tông cốt thép, và là phần chiếm tỉ trọng lớn nhất do đó để có công trình đạt chất lượng thì bê tông cốt thép phải đảm bảo đúng-đủ-đạt chất lượng.
  • Kiểm tra bê tông cốt thép là quá trình đòi hỏi kĩ sư có kiến thức chuyên môn cao, cùng với kinh nghiệm thực tế, mỗi công trình có kết cấu khác nhau.
  • Công trình nhà phố quận 9 được tư vấn giám sát Fihouse theo dõi và giám sát ngay từ đầu, trong quá trình giám sát đã chỉ ra một số sai sót mà nhà thầu mắc phải.
  • Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ ở công trình.

 

Tư vấn giám sát kiểm tra coppa sàn

 

Tư vấn giám sát kiểm tra cốt thép sàn

 

Kiểm tra bê tông

3. Công tác nghiệm thu tường

Quá trình nghiệm thu công tác xây tường bao gồm các bước cơ bản sau:

  • Kiểm tra thiết kế: Đầu tiên, kiểm tra lại bản vẽ thiết kế để đảm bảo rằng quy cách và yêu cầu của tường đã được tuân thủ.
  • Chuẩn bị vật liệu và công cụ: Sắp xếp và chuẩn bị các vật liệu và công cụ cần thiết cho việc xây dựng tường, bao gồm gạch, xi măng, cát, nước, cưa, một cái thước đo, và các dụng cụ khác.

 

  • Tiến hành xây tường: Xây dựng tường theo kế hoạch và quy cách đã được thiết kế. Các bước cơ bản bao gồm: chuẩn bị mặt bằng, đặt móng, xây dựng lớp đệm (nếu cần), xây tường chính, và hoàn thiện bề mặt tường.
  • Kiểm tra chất lượng: Trong quá trình xây tường, kiểm tra chất lượng là rất quan trọng. Đảm bảo rằng tường đạt được độ thẳng, độ cao, và độ chắc chắn yêu cầu. Kiểm tra tính đều và mịn của bề mặt tường, cũng như đảm bảo rằng các khe hở và lỗ trống được sửa chữa.

  • Kiểm tra an toàn: Ngoài kiểm tra chất lượng, cũng cần kiểm tra an toàn của công trình. Đảm bảo rằng tường không có vấn đề về hệ thống xây dựng, như sự ổn định của nền móng, khung kèo, hoặc các vấn đề liên quan đến an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Lập biên bản nghiệm thu: Sau khi hoàn thành xây tường và hoàn tất các bước kiểm tra, lập một biên bản nghiệm thu công trình ghi lại các thông tin về quá trình xây dựng, kết quả kiểm tra, và kết luận về việc nghiệm thu. Biên bản này sẽ được sử dụng để xác nhận rằng công tác xây tường đã hoàn thành theo yêu cầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng.